Notification

×

Iklan

Iklan

Chi cục thuế Đà Nẵng mời làm việc chủ nhân thương vụ đổi siêu xe 21 tỉ lấy lan đột biến ?

Tình Nguyễn - 30 tháng 10 Last Updated 2021-10-31T05:53:19Z
Bình luận
    CHIA SẺ

Mới đây trên trang cá nhân chủ nhân thương vụ đổi siêu xe 21 tỉ lấy lan đột biến là anh Võ Anh Truyền có chia sẻ một số hình ảnh về giấy mời và biên bản làm việc về việc đổi chiếc siêu xe Bentley Bentayga trị giá 21 tỉ đồng lấy 2 giò lan đột biến diễn ra vào ngày 13/10/2021.

Giấy mời của chi cục thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng

Theo đó Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - Đã Nẵng đã tiến hành mời anh Võ Anh Truyền lên chi cục thuế để làm việc. Qua quá trình làm việc anh Truyền đã xác nhận với cục thuế Sơn Trà việc trao đổi xe Bentley Bentayga lấy 2 giò lan đột biến là có thật, tuy nhiên cuộc trao đổi chỉ thống nhất trên MXH không có hợp đồng hay biên bản giao nhận.

Anh Truyền cũng cấp cho chi cục thuế về thông tin cá nhân người đổi xe, thông tin người đổi lan và thông tin về chiếc xe Bentley Bentayga theo như biên bản làm việc phía dưới.

Biên bản làm việc giữa hai bên.

Thitruonglan.vn đã liên hệ xác nhận với anh Truyền để xác minh thông tin trên và được anh Truyền xác nhận việc Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - Đã Nẵng mời lên làm việc là có thật. Anh cũng chia sẻ rằng anh sẵng sàng phối hợp với cơ quan để hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Cùng Thitruonglan.vn tìm hiểu về quy định thuế đối với người kinh doanh lan đột biến.


Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm. 
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm.
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm. 

Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài. Các cá nhân kinh doanh cây phi điệp đột biến phải nộp thuế căn cứ vào doanh thu nêu trên, mức cao nhất là 1.000.000 đồng/ năm.

Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Sản phẩm trồng trọt, sản phẩm là giống cây trồng được liệt kê vào đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2016) và Khoản 2 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: “Đối tượng không chịu thuế: Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền”. Như vậy cá nhân sản xuất, buôn bán cây phi điệp đột biến không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Thứ ba, Thuế thu nhập cá nhân.

Cây trồng nói chung và phi điệp đột biến nói riêng được tính vào diện được miễn thuế thu nhập theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi năm 2012, 2017) và điểm e Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế: “Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường”.

Tuy nhiên, để đáp ứng được điều kiện miễn thuế TNCN, cá nhân phải trực tiếp tham gia vào sản xuất, nuôi trồng cây phi điệp đột biến, đồng thời phải có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và có xác nhận thực tế cư trú tại địa phương.

Còn các cá nhân không trực tiếp tham gia (kinh doanh thương mại) vào sản xuất, nuôi trồng cây phi điệp đột biến thì sẽ không thuộc diện được miễn thuế TNCN. Trừ trường hợp liên quan đến thu nhập từ bản quyền đối với giống cây trồng thì phải nộp thuế theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định về “Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: … quyền đối với giống cây trồng”, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cụ thể: “Thu nhập từ bản quyền:…a.3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch”.

Tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định “ 2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%. Theo quy định này thì trường hợp các cá nhân lai tạo được một cây mới sổ hoa, có bản quyền riêng về cây giống và bông hoa có thể bị tính thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 5% và kê khai, nộp thuế riêng đối với thu nhập này.

Kết luận Việc anh chị em chơi (trồng, giao lưu) phi điệp đột biến là hợp pháp, nếu có phải nộp thuế cũng chỉ với số tiền không đáng kể (đối với các trường hợp nuôi trồng rồi bán cây). Một số trường hợp liên quan đến bản quyền cây hoặc trường hợp buôn cây mà không qua nuôi trồng (trường hợp mua đi - bán lại) như phân tích ở trên thì số tiền nộp thuế cũng tương đối (5% - Phụ thuộc giá trị giao dịch).